EPR là gì?
Nhà sản xuất khi đưa sản phẩm ra thị trường cũng đồng thời chịu trách nhiệm về việc thu gom, phân loại và tái chế hoặc có biện pháp xử lý chất thải từ những sản phẩm này một cách an toàn đối với môi trường.
Sự phát triển cơ chế EPR đối với bao bì trên thế giới (Theo Báo cáo tóm tắt chính sách Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đối với rác thải bao bì tại Việt Nam)
Liên tục tiến triển từ cuối những năm 1980/ 1990 tại châu Á (ví dụ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) và Liên minh châu Âu (ví dụ: Pháp, Đức). Cơ chế này cũng đang ở giai đoạn phát triển ban đầu ở một số nước có thu nhập trung bình (ví dụ: Ấn Độ, Indonesia, Jordan, Nam Phi) và thu nhập cao (ví dụ: Chile, Singapore) cũng như có thể được áp dụng cho tất cả các chất thải bao bì (nhựa, bìa cứng, thủy tinh, kim loại). Trong khi có một vài trường hợp tự nguyện thì cơ chế EPR thường mang tính bắt buộc và dựa trên một khung pháp lý.
Cơ chế vận hành EPR đối với bao bì (Theo Báo cáo tóm tắt chính sách Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đối với rác thải bao bì tại Việt Nam)
Các doanh nghiệp đưa sản phẩm được đóng gói ra thị trường có thể thực hiện trách nhiệm của mình một cách đơn lẻ đối với bao bì sản phẩm của riêng mình. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này rất phức tạp, nên các doanh nghiệp thường hợp sức, ủy thác trách nhiệm và đóng góp tài chính cho một tổ chức trách nhiệm nhà sản xuất (PRO). Nếu không thực hiện nghĩa vụ này, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền như đã nêu trong khung pháp lý và bị cơ quan chức năng giám sát. Hạn mức đóng góp phụ thuộc vào khối lượng và loại hình bao bì doanh nghiệp sử dụng cho sản phẩm của mình, những số liệu này doanh nghiệp cần báo cáo với PRO hoặc một tổ chức đăng ký riêng biệt. Số tiền phải nộp cũng phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức và tài chính của cơ chế EPR đối với bao bì.
Trên đây là những kiến thức sơ bộ về cơ chế EPR. Vậy EPR tại Việt Nam như thế nào? Quy định của chính phủ về vấn đề này ra sao? Hãy cùng Nanoen tìm hiểu những vấn đề này ở bài viết sau nhé!
Nanoen