Những sự cố thường gặp của hệ thống xử lý nước thải

Những sự cố thường gặp của hệ thống xử lý nước thải
Các doanh nghiệp, xí nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất có phát sinh lượng nước thải thì việc đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải (XLNT) theo quy định của pháp luật là điều tất yếu. Tuy nhiên, những sự cố ngoài ý muốn trong giai đoạn vận hành hệ thống là việc thường xuyên xảy ra. Vì thế, các nhân viên vận hành hệ thống XLNT cần trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức cần thiết nhằm đảm bảo duy trì tính ổn định của hệ thống để có thể đối phó với các sự cố trong quá trình hoạt động.

Những công đoạn trong hệ thống xử lý nước thải có thể gặp sự cố là: Công đoạn xử lý cơ học, hóa học và sinh học. Trong đó, bể vi sinh là nơi thường xuyên xảy ra sự cố của hệ thống.

Sau đây là một số sự cố thường xuyên xảy ra trong từng công đoạn của hệ thống xử lý nước thải:

Công đoạn xử lý cơ học:

Trong XLNT, công đoạn này thường gặp các sự cố như sau:

  • Kẹt rác ở các máy khuấy chìm, máy bơm chìm:

Nguyên nhân: do song chắn rác thô không chặn được rác có kích thước nhỏ, khiến rác lọt vào các bể phía sau và bị cuốn vào cánh khuấy của máy bơm, máy khuấy gây kẹt.

Biện pháp khắc phục: có thể bổ sung thêm lưới chắn rác tinh tại bể thu gom để tránh tình trạng rác có kích thước nhỏ lọt vào hệ thống.

  • Lưới chắn rác tinh có mùi hôi khó chịu:

Nguyên nhân: do rác bị ứ đọng quá nhiều tại lưới chắn, phân hủy và tạo ra mùi hôi.

Biện pháp khắc phục: thường xuyên vệ sinh và thải bỏ rác tại lưới lọc.

Công đoạn xử lý hóa học:

Trong XLNT, công đoạn này thường gặp các sự cố như sau:

  • Nước thải sau lắng hóa lý có độ đục cao, còn nhiều bông cặn lơ lửng:

Nguyên nhân: do pH nằm ngoài khoảng thích hợp (khoảng thích hợp 6,5-8,5), thời gian tiếp xúc giữa nước thải và hóa chất chưa đủ.

Biện pháp khắc phục: có thể khắc phục bằng cách tăng thời gian tiếp xúc giữa hóa chất và nước thải trong khoảng thời gian thích hợp.

  • Nước thải sau lắng hóa lý có màu vàng:

Nguyên nhân: do sử dụng liều lượng hóa chất keo tụ quá nhiều, phản ứng tại bể keo tụ chưa xảy ra hết, khiến nước thải sau lắng có màu vàng.

Biện pháp khắc phục: có thể khắc phục bằng cách sử dụng liều lượng nồng độ hóa chất phù hợp.

Công đoạn xử lý sinh học: đây là công đoạn quan trọng nhất cũng như thường xuyên xảy ra sự cố nhất trong hệ thống xử lý nước thải, chiếm khoảng 80% hiệu suất xử lý của toàn hệ thống. Do đó, ta cần phải hiểu rõ về những sự cố có thể xảy ra tại công đoạn này để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhất. Một số sự cố thường gặp như:

Sự cố

Hình ảnh của sự cố

Cách khắc phục

Sự cố nổi bọt trắng:

Bọt to, nổi nhiều tăng dần tới đầy mặt bể. Khi đó cần phải kiểm tra tính chất nước thải đầu vào.

Những sự cố thường gặp của hệ thống xử lý nước thải (Nanoen)

Nước thải chứa nhiều chất hoạt động bề mặt (bọt trắng nổi như bọt xà phòng) ta sục khí, khuấy đều 30 phút – 1 tiếng thì bọt sẽ giảm dần rồi hết, pH của nước thải cao ≥8.

Sự cố này cần kiểm tra tính chất nước thải đầu vào, điều chỉnh pH giảm xuống thích hợp với quá trình xử lý sinh học, hoặc sử dụng hóa chất phá bọt (hạn chế sử dụng do giá thành cao)

Sự cố bọt nổi do quá tải:

Lượng vi sinh hoạt tính trong bể xử lý hiếu khí quá ít (dưới 10% tương đương MLSS<1000 mg/lít). Do nồng độ chất hữu cơ trong bể xử lý sinh học hiếu khí cao (giá trị COD trong bể vi sinh hoạt tính vượt quá khả năng xử lý của vi sinh vật hiếu khí rất nhiều lần. COD>1000 mg/lít vi sinh hiếu  khí bị sốc).

Những sự cố thường gặp của hệ thống xử lý nước thải (Nanoen)

Để khắc phục hiện tượng bọt nổi do nồng độ COD vượt quá khả năng xử lý của vi sinh vật, cần kiểm tra lại tính chất nước thải đầu vào và các công đoạn xử lý trước khi nước thải đi vào bể vi sinh hiếu khí. Để khắc phục hiện tượng bọt nổi nhiều do lượng vi sinh vật hoạt tính trong bể rất ít, cần bổ xung thêm lượng vi sinh vật trong bể.

Trên bề mặt các bọt nổi, bùn màu nâu đen:

Vi sinh vật bị chết, lượng vi sinh vật này tiết ra các chất nồng, hình thành các bọt khí trên bề mặt, bùn vi sinh hoạt tính bị chết sẽ bám lên các bọt khí đó.

Những sự cố thường gặp của hệ thống xử lý nước thải (Nanoen)

Ngay lập tức tiến hành cứu lượng vi sinh hoạt tính còn lại trong bể sinh học hiếu khí bằng cách: tắt sục khí để lắng 1 tiếng, tiến hành bơm nước thải ra. Tiến hành bơm nước thải sạch vào bể Aerotank sục khí 30 phút và để lắng, tiếp tục bơm nước ra. Và bổ sung thêm vi sinh.

Hiện tượng bùn nổi trong bể lắng:

Trong nước thải chứa nhiều vi sinh vật Nitrosomonas và Nitrobacter oxy hóa Amoni thành Nitrat, khi bùn vi sinh qua bể lắng, bùn lắng dưới đáy bể lắng. Khi bùn lắng lại vi sinh vật tiêu thụ hết lượng DO trong dòng nước thải khi đó vi sinh vật bị thiếu khí. Và thời gian lưu bùn lâu.

Những sự cố thường gặp của hệ thống xử lý nước thải (Nanoen)

     Phương án khắc phục tạm thời là không để bùn nằm trong bể lắng lâu, bằng cách tăng lượng bùn tuần hoàn, hạn chế các vùng chết (bùn không được bơm về, sau đó bạn, người vận hành hãy kiểm tra tính chất của nước thải đầu vào, kiểm tra hiệu quả xử lý Nitrat (khử Nitrat) tại bể vi sinh thiếu khí (Anoxic).

Sự cố bùn mịn, bùn lắng chậm, nước thải sau lắng 30 phút có màu vàng:

Bùn vi sinh hoạt tính bị mất hoạt tính (bùn mịn) do vi sinh vật thiếu thức ăn (chất hữu cơ). Vi sinh vật thiếu thức ăn nên bùn vi sinh không phát triển, bùn rất mịn.

 

Những sự cố thường gặp của hệ thống xử lý nước thải (Nanoen)

Tăng tải lượng (lượng thức ăn) cho vi sinh vật bằng cách: Tăng lưu lượng nước cần xử lý. Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng.

Ván bọt nâu nhầy trên bề mặt bể:

Sự cố này nguyên nhân chủ yếu do tỷ lệ F/M quá thấp thiếu dinh dưỡng,  bùn già chết tạo lớp bọt nhầy trền bề mặt bể.

Ngoài ra do nước thải đầu vào chứa nhiều dầu mỡ, đưa vào bể làm ức chế vi sinh, nổi trên bề mặt.

 Những sự cố thường gặp của hệ thống xử lý nước thải (Nanoen)

Tính lại tỷ lệ F/M, sau đó cần xả bùn và giảm hồi lưu bùn bằng cách thêm bùn vào bể, tăng COD đầu vào, cuối cùng là châm thêm cồn hay rượu vào bể.

Cần kiểm tra và loại bỏ dầu mỡ trước khi đưa nước thải vào bể sinh học.
 

Trong quá trình hoạt động, các hệ thống xử lý nước thải luôn tiềm ẩn những sự cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Điều đó sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động của hệ thống và đồng thời gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất của các cơ sở, xí nghiệp. Vì vậy, nhân viên vận hành cần chuẩn bị cho bản thân những kiến thức cần thiết khi vận hành hệ thống xử lý nước thải, để có thể kịp thời phát hiện và ứng phó với sự cố đang xảy ra trong hệ thống, giúp cho doanh nghiệp có thể yên tâm trong quá trình sản xuất của mình.

Qua bài viết trên, Nanoen mong rằng Quý khách hàng sẽ hiểu rõ hơn về những sự cố thường gặp của hệ thống xử lý nước thải. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu cần tư vấn về dịch vụ môi trường, có thể liên hệ với Nanoen để được tư vấn chi tiết nhất. Với đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi có những dịch vụ trọn gói từ tư vấn hồ sơ môi trường đến thiết kế thi công và nhận vận hành hệ thống xử lý môi trường, tái vận hành và cung cấp vi sinh,…

Nanoen luôn sẵn sàng đem lại sự trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ, phù hợp với những nhu cầu của quý khách hàng.

Nanoen

Xem thêm về bài đăngNhững loại rác thải thường gặp trong và ngoài trái đất” (Link)

---------------------

Công ty TNHH Xây Dựng- Công Nghệ Môi Trường Nano

Hotline: 0941 777 519 (Ms. Thùy Anh)
Email: nanoentech@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/nanoentech

 Từ khóa: nano
Tin liên quan
Hotline tư vấn

Hotline 1: 02923 683 939

Hotline 2: 02923 603 979

Mr.Nhân: 0941 777 519

Liên hệ báo giá

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây